Để hiểu rõ vải linen là gì, ưu nhược điểm của chất liệu này ra sao, hãy cùng HẾN STORE tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây nhé.
1. Vải linen là vải gì?
Vải linen được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, cụ thể là được dệt từ sợi của cây lanh. Do đó người Việt thường gọi vải linen là vải lanh. Linen là một trong những chất liệu may mặc được sáng tạo và sử dụng đầu tiên trên thế giới.
Kết cấu sợi vải linen tương đối to và chặt tay. Được tận mắt nhìn trực tiếp chất liệu vải này, bạn có thể nhìn thấy từng sợi lanh trên bề mặt, cảm nhận bằng tay cũng rất rõ rệt.
2. Nguồn gốc xuất xứ của vải linen
Vải linen hay vải lanh xuất xứ từ Thụy Sĩ. Những người dân ở đây sẽ lấy thân cây lanh gần các hồ nước để tách nhỏ thành sợi. Các sợi lanh nhỏ được tập hợp thành những sợi dài, sau đó dệt nên vải linen. Dần về sau vải linen du nhập vào các nước tại Châu Á và trong đó có Việt Nam.
3. Đặc điểm của chất vải linen
Vải linen an toàn khi sử dụng bởi đặc tính an toàn và thân thiện với môi trường. Vải linen có độ bền cao từ 5,5 đến 6,5 gm/den, thấm hút mồ hôi khá tốt, thoáng khí và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Chất linen nhẹ, mềm mát và có khả năng chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, giá cả của loại vải này rất hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
4. Ưu/nhược điểm của vải linen
Vải linen trở thành chất liệu vải “quốc dân” được ứng dụng phổ biến trên thị trường nhờ những ưu điểm nổi trội sau:
Được đánh giá cao về khả năng thấm hút và giải phóng hơi nước giúp bề mặt quần áo nhanh khô hơn.
Linen với bảng thành phần tự nhiên rất thân thiện với môi trường, có thể tự phân hủy khi không còn sử dụng.
Vải lanh không kén da.
Vải có độ bóng tự nhiên làm cho trang phục thêm sang trọng. Nhìn bằng mắt thường, những sản phẩm được tạo nên từ vải linen sẽ nổi bật hơn những loại vải khác.
Xét về nhược điểm:
Vải linen có một nhược điểm lớn nhất là khả năng chống ma sát kém. Nguyên nhân là do kết cấu dệt kim thường thấy của các loại vải tự nhiên. Nếu trong quá trình sử dụng vải gây trầy xước, bề mặt vải sẽ mất đi độ bóng vốn có.
Linen có thể co rút sau khi giặt nếu không được chăm sóc đúng cách, dẫn đến sự co và biến dạng của sản phẩm
5. Các loại vải linen phổ biến nhất hiện nay
Sau khi tìm hiểu vải linen là gì, chúng ta cần biết cách phân loại chất liệu này. Cụ thể:
Vải linen bột
Linen bột được biết đến là loại vải mềm mại, mát mẻ và được sử dụng cho những bộ trang phục mùa hè. Chất vải lanh này có nhược điểm là dễ nhăn và bị phai màu nhanh. Mặc dù vậy, vải linen bột vẫn được ứng dụng làm vải may chăn màn, vải may mặc,...
Vải linen ướt
Vải linen ướt có những đặc điểm tương đồng của vải lanh, mịn màng và êm ái. Tuy nhiên, linen ướt rất dễ bị co rút vải sau khi giặt. Điều này đồng nghĩa với việc độ bền cũng bị hạn chế và không thích hợp để may những họa tiết cầu kì lên trên.
Vải linen tưng
Vải lanh tưng mềm, độ bền cao và giữ màu rất lâu. Sau nhiều lần giặt, linen tưng sẽ không bị co rút vải. Nhờ có những ưu điểm này, linen tưng luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà thiết kế.
Vải linen lụa
Vải linen lụa, hay còn gọi lanh lụa. Đây được xem là một loại vải cao cấp với sự pha trộn giữa chất lanh và lụa. Linen lụa mềm mại và phù hợp với mọi loại da. Loại vải này thường được dùng để may khăn choàng, áo dài và các loại váy có giá trị cao.
Vải linen xước
Linen xước thường được gọi là linen đũi. Nâu là màu sắc phổ biến của vải linen xước. Kiểu dệt xước của linen đũi tạo điểm nhấn riêng biệt trên bề mặt vải. Vì thế, vải linen xước chủ yếu được ứng dụng để may trang phục linen cao cấp như quần tây hoặc vest mỏng.
6. Cách phân biệt/nhận biết vải linen
Để nhận biết vải linen, bạn có thể chú ý những điều sau:
Màu nguyên bản của vải linen là trắng ngà, nâu vàng, mộc hoặc xám. Do đó, những loại vải màu trắng tinh không phải là linen thật.
Kết cấu sợi lanh rỗng khiến cho vải linen cháy rất chậm khi bị đốt. Mùi cháy giống như giấy, sau khi đốt hết sẽ có lớp tro mềm như tro của sợi bông.
Mặt vải êm và mịn màng, không có xơ vải, sợi vải liên kết chắc chắn, đảm bảo thoáng khí nhưng không rời rạc hay nhăn nhúm.
7. Cách bảo quản quần áo vải linen bền đẹp, giữ màu
Cách thức để bảo quản vải linen là gì? Đừng bỏ lỡ những tips bảo quản quần áo vải linen hữu hiệu sau:
Cách giặt quần áo vải linen
Để vải linen không bị mất form sau khi giặt, bạn cần thực hiện những điều sau:
Nhiệt độ nước khi giặt không được quá 40 độ C, tốt nhất nên giặt bằng nước lạnh.
Duy trì chế độ giặt đồ len hoặc chế độ giặt nhẹ của máy giặt để tránh vải không bị co lại.
Để quần áo di chuyển nhẹ nhàng trong nước bằng cách điều chỉnh mực nước tối đa của máy giặt. Như vậy quần áo từ vải linen sẽ giữ được form dáng và không bị nhăn.
Chia số lượng quần áo vừa đủ để giặt. Song, bạn cũng cần chia đồ sáng màu và tối màu để tránh bị lem.
Cách bảo quản quần áo vải linen
Dưới đây là cách bảo quản sản phẩm làm từ chất liệu vải sợi linen:
Sợi lanh có tính đàn hồi thấp nên sẽ rất dễ bị đứt. Chính vì vậy, bạn không nên ủi quần áo từ vải linen quá nhiều.
Không nên ủi sản phẩm từ linen quá nhiều vì độ nóng sẽ làm đứt các sợi lanh có tính đàn hồi thấp.
Phơi sản phẩm làm từ vải lanh tự nhiên trong không khí.
Không nên sử dụng thuốc tẩy để tránh sản phẩm bị hư hỏng.
8. Vải linen có phải là vải đũi không?
Tương tự vải đũi, chất vải linen được xuất xứ từ rất lâu. Mặc dù thế, vải linen được dệt 100% từ sợi lanh tự nhiên, đây là chất liệu nguồn gốc thực vật. Trái lại, bảng thành phần của vải đũi không thuần thực vật, cụ thể là được dệt từ vải lụa thô. Chính vì lý do này, vải linen và vải đũi hoàn toàn khác biệt.
Bài viết hy vọng đã giải đáp cho các bạn những vấn đề cần thiết nhất về vải linen cũng như giới thiệu vải linen là gì, đồng thời chia sẻ thêm các loại vải linen và ưu nhược điểm của chất liệu này.
Nguồn: Internet