Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 299k

Vải CVC là gì? Ưu điểm nào giúp loại vải này được ứng dụng nhiều trong may mặc?

Vải CVC là gì? Ưu điểm nào giúp loại vải này được ứng dụng nhiều trong may mặc?

Vải CVC là một chất liệu có tầm phổ biến rộng rãi thuộc hàng đầu trên thị trường may mặc ngày nay, do sở hữu nhiều đặc tính ưu việt được thừa hưởng từ 2 loại sợi cotton và polyester nên được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ đời sống cho mọi người. Hãy cùng HẾN tìm hiểu xem vải thun CVC có thể làm được gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về vải CVC là vài gì?

   Vải CVC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Value of Cotton”, có nghĩa là “Xơ bông giá trị cao”. Một chất liệu gồm 2 thành phần chủ yếu là polyester và cotton, trong đó hàm lượng cotton trong vải bằng hoặc vượt trên 50%.

   Các mặt hàng dệt may loại vải có giá trị chính là nhờ sợi vải được dệt từ các sợi bông. Hỗn hợp polyester và bông thường được gọi là CVC có hàm lượng bông cao hơn polyester.

   Vải thun CVC là chất vải có kiểu dệt chặt chẽ, sạch sẽ và độ bền màu hoàn hảo. Có thể giặt bằng máy và khả năng chống co rút kèm tuổi thọ vải cao đáng kể so với các loại vải bông 100%.

  Chất vải này bình thường sẽ có các sợi polyester bắn ra khắp những sợi dệt, loại vải còn lại có các sợi bông ở mặt “sai” và mặt khác là những sợi polyester. Sự mềm mại của bông tinh khiết sẽ giúp cho vải vô cùng hữu ích cho những người sở hữu một làn da nhạy cảm.

2. Ưu điểm và nhược điểm của vải CVC như thế nào?

Với thành phần cấu tạo như trên, vải thun CVC có nhiều điểm mạnh làm người người nhà nhà yêu thích và ưa chuộng sử dụng.

Ưu điểm vượt trội của chất vải thun CVC

  • Độ bền cao: Vải có sự góp mặt của sợi polyester nên được thừa hưởng về sự bền bỉ, giữ form và dáng của các trang phục được lâu hơn
  • Khả năng hút ẩm: Thấm hút mồ hôi tốt, có thể giảm nhiệt do sở hữu thành phần cotton trong vải, mang lại cảm giác thông thoáng, mát mẻ và thoải mái cho người mặc.
  • Khả năng chống co rút: Sự có mặt của sợi polyester đã giúp cho sợi vải có khả năng chống co rút tốt và ít nhăn hơn nhiều loại vải khác trên thị trường hiện nay.
  • Khả năng kháng khuẩn: Sợi polyester là một chất liệu vô cùng hữu ích khi sở hữu khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút và chống bụi bẩn, nấm mốc gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Khả năng co giãn: Vải thun CVC được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực áo thun và các loại đầm suông, váy mặc ở nhà vì sự co giãn khá thoải mái, tạo được tính năng động cho người mặc.
  • Tính bền màu: Chất vải này thường được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm hoạt tính nên rất an toàn cho da mà lại thân thiện với môi trường.
  • Chất vải mềm: Nhờ vào lợi thế thành phần cotton chiếm tỷ lệ cao trên 50% nên chất liệu có sự mềm mại, mịn màng tựa như bông.
  • Đa dạng các loại hoa văn: Là một chất vải dễ dệt, cũng như dễ dàng in ấn nên các sản phẩm tạo ra luôn đa dạng các loại hoa văn, họa tiết, caro, in hoa hoặc đặc biệt hơn là các hoạt tiết hoạt hình khác nhau với màu sắc vô cùng phong phú.
  • Giá thành rẻ: Vải thun CVC vốn dĩ được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may do sở hữu một mức giá hợp lý và có phần rẻ hơn những chất vải có đặc tính tương tự.

3. Nhược điểm của chất vải thun CVC

  • Hiện tượng xù lông nhẹ: sau quá trình sử dụng lâu dài, trong tấm vải CVC có những sợi bông cotton sẽ bị xù lông nhẹ, bám trên bề mặt vải làm mất đi tính thẩm mỹ.
  • Khả năng giữ form không ổn định: do sở hữu khả năng co giãn tốt, co giãn 4 chiều, đa chiều nên sau thời gian dài sử dụng sẽ phải đối mặt với tình trạng chảy xệ làm mất đi vẻ đẹp của vải.
  • Có những lỗ nhỏ trên bề mặt: Vải rất dễ bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt vải vì được dệt với mật độ thấp nên rất dễ xảy ra tình trạng này.
  • Thời gian khô lâu: Chất vải này tương đối dày và nặng hơn những chất liệu thông thường khác. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh và sẽ làm vải lâu khô hơn những chất vải thun lạnh hoặc thun mè khác.

4. Các loại vải CVC phổ biến hiện nay

Vải CVC (Chief Value Cotton) có nhiều tỷ lệ pha trộn khác nhau giữa cotton và polyester, tạo ra những loại vải với đặc tính và ứng dụng riêng biệt. Dưới đây là phân tích về hai loại vải CVC phổ biến nhất hiện nay: Vải CVC 60/40 và Vải CVC 65/35.

4.1 Vải CVC 60/40

   Vải CVC 60/40 là loại vải có tỷ lệ 60% cotton và 40% polyester. Với tỷ lệ cotton cao, vải vẫn giữ được độ mềm mại, thoáng khí và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. So với các loại vải có tỷ lệ cotton cao hơn, vải CVC 60/40 giữ form trang phục tốt hơn và ít bị nhão hoặc chảy xệ sau khi giặt.

   Vải CVC 60/40 với tính năng thoải mái và dễ dàng giặt giũ là lựa chọn lý tưởng cho đồng phục công sở, đặc biệt là áo sơ mi. Ngoài ra, vải này cũng thường được sử dụng để sản xuất áo thun, áo polo, hoặc trang phục thể thao, trang phục thu xuân mát mẻ.

4.2 Vải CVC 65/35

   Vải CVC 65/35 có tỷ lệ 65% cotton và 35% polyester. Với tỷ lệ cotton cao hơn, vải CVC 65/35 mang lại cảm giác mềm mại và thoáng khí gần như hoàn toàn giống vải cotton nguyên chất, đặc biệt thoải mái khi tiếp xúc trực tiếp với da.

   Tuy tỷ lệ polyester thấp hơn so với vải CVC 60/40, nhưng vải CVC 65/35 vẫn giữ được độ bền cao và khả năng chống nhăn tốt. Tỷ lệ cotton cao giúp vải CVC 65/35 có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, làm cho nó trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho trang phục mùa hè.

   Vải CVC 65/35 rất phù hợp để sản xuất áo sơ mi hoặc đồng phục công sở cao cấp. Ngoài ra loại vải này cũng được dùng để sản xuất các trang phục thể thao như áo thun, áo polo vì khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác dễ chịu khi vận động.

Cả hai loại vải đều đáp ứng tốt nhu cầu thời trang hiện đại, nhưng lựa chọn giữa chúng sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích của người tiêu dùng.

5. Cách nhận biết vải CVC

Có 4 cách phổ biến dùng để nhận biết vải CVC như sau:

  • Quan sát bằng mắt thường: Vải CVC có bề mặt mịn màng, độ bóng nhẹ từ polyester và màu sắc bền, không dễ phai. Nó dày vừa phải, không quá mỏng hay quá dày như các loại vải khác.
  • Sờ, cảm nhận: Vải CVC mềm mại, mịn màng, cảm giác thoải mái khi chạm vào. Nó có độ đàn hồi tốt, không quá nhão hay cứng như vải 100% cotton hay polyester.
  • Thử nghiệm: Nhỏ nước lên vải CVC, bạn sẽ thấy vải thấm hút nhanh hơn polyester nhưng lâu hơn cotton. Vải cũng nhanh khô và ít nhăn hơn vải 100% cotton.
  • Đọc nhãn mác: Cách chính xác nhất là đọc nhãn mác trên sản phẩm. Nhãn sẽ ghi rõ tỷ lệ pha trộn cotton và polyester, ví dụ: "Vải CVC 60/40" hoặc "Vải CVC 65/35".

(Nguồn: Internet)

Hệ thống cửa hàng:

109 Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận, TP HCM | 02866.590.315

26A Quang Trung, TP Nha Trang, Khánh Hòa | 02586.523.315

163 Hai Bà Trưng, P.6, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng | 036.897.3315

116 - 118 Lý Thường Kiệt, P Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Daklak | 02626.553315

← Bài trước Bài sau →