Vải len là một trong những chất liệu phổ biến được ưa chuộng và sử dụng vào khoảng thời gian thu đông có tiết trời se lạnh. Chất liệu len có thể dùng để sản xuất đa dạng các sản phẩm từ quần, áo đến phụ kiện. Vậy vải len là gì? Chúng có những ưu điểm, nhược điểm và phương pháp bảo quản ra sao? Cùng HẾN khám phá những thông tin bổ ích ngay tại bài viết dưới đây nhé!
1. Vải len là gì?
Vải len (Wool) là chất liệu được sản xuất từ các loại sợi tự nhiên lấy từ lông động vật như cừu, dê hay lạc đà, thường có cấu trúc vải mềm mại, mịn màng, ấm áp và dễ chịu khi chạm vào. Nhờ cấu trúc sợi vải dày và mềm, vải len có khả năng giữ nhiệt rất tốt, phù hợp sử dụng tại vùng lạnh hoặc vào những ngày thời tiết trở lạnh, mùa thu đông.
Với xu hướng thời trang ngày càng phát triển và đa dạng, người tiêu dùng dần yêu thích sử dụng các sản phẩm làm từ len trong cuộc sống hằng ngày để giữ ấm cho cơ thể cũng như biến hoá thêm nhiều phong cách ăn mặc. Ngoài ra, chất vải len còn được sử dụng như một món phụ kiện để trang trí nhà cửa, văn phòng hoặc các vật dụng trong đời sống.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số thương hiệu thời trang nổi tiếng đã cho ra đời những sản phẩm với chất liệu len đa dạng hơn, song song với len tự nhiên một số loại sợi tổng hợp được ra đời với giá thành sản phẩm thấp hơn cùng nhiều màu sắc, công dụng khác nhau và tính ứng dụng cũng cao hơn để khách hàng thỏa sức lựa chọn.
Vải len là gì?
2. Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải len
Chất liệu len được sử dụng ngày càng phổ biến, không chỉ trong thời trang ăn mặc mà len giờ đây còn sử dụng như một chất liệu đặc trưng ngay cả trong nội thất cũng như phụ kiện hay quà tặng. Vậy bạn đã biết về nguồn gốc cũng như các quy trình sản xuất của vải len thú vị này chưa?
2.1. Nguồn gốc ra đời của vải len
Hầu như mọi người đều nghĩ nguồn gốc ra đời của vải len là từ lông cừu, nhưng thực thế có nhiều loại len lấy từ các loại động vật khác nhau hoặc sản xuất kết hợp cùng cotton. Chất liệu vải len được làm từ lông cừu chỉ là nguồn gốc phát hiện và sử dụng vào thời gian đầu tiên. Hiện nay có rất nhiều loại len với công dụng cũng như tính năng khác nhau để phục vụ tùy theo mục đích sử dụng.
Lịch sử ra đời của vải len có từ khoảng 4000 năm Trước công nguyên tại vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy con người đã bắt đầu sản xuất đồ len từ 8000 năm trước. Sau quá trình tìm tòi và phát triển về chất liệu len mềm mại này, mãi đến khoảng năm 1200 sau công nguyên sản xuất len đã trở thành một phần chính ở nền kinh tế nước Ý.
2.2. Quy trình sản xuất tạo ra chất liệu len
Để sản xuất ra vải len phải trải qua quy trình kỳ công gồm nhiều công đoạn phức tạp. Ngày nay các nhà sản xuất đều sử dụng máy móc để tạo ra chất liệu len để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, nhưng hầu hết các công đoạn vẫn giống như cách làm thủ công trong nhiều thế kỷ qua.
Quy trình sản xuất tạo ra chất liệu len
Quy trình sản xuất một sợi len cơ bản bao gồm:
Thu hoạch lông: Đầu tiên, lông của các loại động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà,... được thu hoạch bằng cách cạo sát lông trên cơ thể. Riêng với cừu, phần lông sẽ được thu hoạch 1-2 lần mỗi năm, đối với các loại động vật khác quá trình thu hoạch có thể xảy ra thường xuyên hơn khoảng vài lần một năm.
Làm sạch lông: Lông sau khi thu hoạch sẽ được giặt sạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như mỡ của con vật. Đặc biệt riêng với lông cừu, cần loại bỏ chất nhờn lanolin để không còn bị nặng mùi và tận dụng chất nhờn này để chế tác tạo thành mỹ phẩm dưỡng ẩm da tay. Để chất vải được trắng và sạch hơn nhà sản xuất thường sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch phần lông thô.
Chải len: Phần lông sau khi làm sạch sẽ trải qua quá trình chải thô bằng cách kéo qua các răng kim loại. Sợi lông tự nhiên sẽ bị xoăn cứng do đó việc chải thô sẽ làm thẳng các sợi len thô và giúp chúng mềm mại hơn.
Quay len thành sợi: Hiện nay quy trình sản xuất len đều sử dụng máy móc can thiệp, máy quay dùng một bánh xe để quay 2-5 sợi len thô lại với nhau. Điều này tạo thành những mảnh len dài và chắc chắn, có thể gọi là sợi len thành phẩm. Các quy trình khác nhau tạo ra các loại sợi len có kích thước khác nhau phù hợp cho từng mục đích sản xuất sản phẩm len cuối cùng.
Dệt và đan: Sợi len tạo thành sẽ được dệt thành vải, như vậy tại giai đoạn này có thể sử dụng trực tiếp để làm khăn quàng cổ hay đan len tạo thành áo, găng tay. Các loại sợi khác tạo thành nguyên liệu thô cho tất cả các sản phẩm từ len như giày hoặc áo khoác.
Hoàn thiện chất liệu len: Tuỳ thuộc vào từng sản phẩm, nhà sản xuất có thể nhuộm màu để đa dạng thêm màu sắc. Vì quá trình hút nước rất nhanh nên quy trình nhuộm vải len lên màu rất nhanh chóng và tạo ra màu sắc đúng khoảng 90% kỳ vọng.
Bên trên là một quy trình sản xuất vải len cơ bản, tuy nhiên đối với những loại vải len pha thì quy trình đan len sẽ được thêm các loại sợi khác để tăng thêm một số đặc tính của sản phẩm như tính đàn hồi, độ co giãn, độ bền màu hoặc một số ưu điểm khác đúng với nhu cầu của người sử dụng.
3. Các loại vải len phổ biến trên thị trường
Có rất nhiều loại len trên thị trường hiện nay, mỗi loại sẽ có một đặc tính riêng. Nếu bạn hiểu rõ vấn đề này sẽ lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
3.1. Len dệt kim
Vải len dệt kim là loại vải bao gồm các kết nối có hệ thống giữa các vòng sợi. Vì hệ thống kim giữ các mũi khâu phía trước trong khi các mũi mới được hình thành phía trước các mũi cũ, các mũi này được nối với nhau theo quy tắc tạo mũi may. Đan Là kiểu đan sử dụng máy có kim để dệt sợi thành kiểu dệt kim.
Vải len loại này có đặc điểm mềm, xốp và rất thoáng khí. Cách nhiệt tốt, không dễ nhăn, dễ bảo quản, dễ vệ sinh. Tuy nhiên khi bị tác động mạnh, vải dễ bị quăn và tuột vòng đan.
3.2. Len lông cừu
Len từ cừu trưởng thành có độ đàn hồi không cao nhưng sẽ không bị biến dạng khi sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, vải len lông cừu rất bền màu khi nhuộm và không bị tan chảy khi tiếp xúc với lửa như những các loại sợi tổng hợp. Chất len chỉ có một nhược điểm là có thể gây ngứa nếu mặc trang phục quá sát cơ thể.
Vì đặc tính thoáng khí nên có thể giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với thời tiết, đồng thời rất tốt trong việc giữ không khí và cách nhiệt vượt trội. Đây cũng là một trong các loại len phổ biến nhất trên thị trường với mức giá phải chăng, rẻ hơn nhiều loại len khác. Tuy nhiên, lông cừu có thể dễ bị co rút và vón cục nên bạn cần bảo quản cẩn thận.
3.3. Len gân
Vải len gân có sợi dọc. Độ dày của vải tùy thuộc vào màu sắc, thường những màu đậm sẽ dày hơn những màu khác. Chất vải có độ co giãn và đàn hồi tốt giúp sản phẩm luôn giữ được phom dáng sau khi giặt. Do tính đàn hồi của nó, nó rất lý tưởng để may những trang phục ôm sát và giúp tôn lên vóc dáng của người mặc.
3.4. Len cotton
Loại sợi cotton luôn được đánh giá là thân thiện với môi trường và tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Chính vì vậy, vải cotton cũng được ứng dụng để tạo nên vải len có tác dụng giữ ấm trong những ngày thời tiết lạnh giá. Len từ vải cotton có ưu điểm đó là không gây ngứa cho làn da, có sự tỏa nhiệt nhanh chóng giúp cơ thể được giữ ấm tốt hơn.
3.5. Len Alpaca
Alpaca là 1 loại động vật thuộc họ của lạc đà Nam Mỹ. Lông Alpaca nguyên bản rất giống với len nhưng nhẹ hơn lông cừu thường, mềm như len Cashmere, có khả năng giữ nhiệt tốt và rất bền, rất được ưa chuộng sử dụng trong ngành dệt may.
3.6. Len Merino
Len lông cừu Merino có nguồn gốc từ giống cừu Merino đặc biệt nhất, tạo nên loại len mềm nhất trong các loại lông cừu. Các sản phẩm tạo ra từ loại len này cũng đặc biệt tốt và được mọi người ưa chuộng.
Chất liệu len từ lông cừu Merino mỗi năm chỉ thu hoạch được duy nhất một lần. Đặc điểm của sợi len này là xốp và mềm mại nên khi dệt thành áo sẽ đem lại cảm giác thông thoáng tuyệt đối cho người dùng. Không những vậy chất liệu này còn có độ bền cao cùng khả năng chống tĩnh điện và thân thiện với làn da người mặc.
Len lông cừu Merino được xếp vào hàng ngũ những chất liệu len đắt giá bậc nhất trên thế giới và là chất liệu quen thuộc trong trang phục của những thương hiệu thời trang danh tiếng hàng đầu như Burberry, D&G, HM.
4. Ưu - nhược điểm của chất liệu len và cách bảo quản len đúng cách
Vải len tuy thuộc vào hàng đắt đỏ nhưng cũng có những nhược điểm không thể nào tránh khỏi. Cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của vải len ngay dưới đây.
4.1. Ưu điểm của vải len
Vải len luôn mang lại cảm giác mềm mịn trên da, không bị nhăn, khi cọ xát không gây kích ứng trên da.
Có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt.
Có độ bền cao nhờ các nguyên liệu từ tự nhiên.
Độ co giãn, đàn hồi tốt, sử dụng một thời gian dài không gây ra biến dạng.
Dễ dàng nhuộm màu để tạo nên các sản phẩm độc đáo.
Khả năng chống cháy tốt.
Thời gian sử dụng lâu, không bị giữ hay bám mùi.
Len động vật rất nhẹ nên khi mặc lên luôn tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Chống bụi bẩn tốt, không cần phải giặt thường xuyên.
4.2. Nhược điểm của vải len
Khá nhạy cảm với nhiệt độ cao nên khó giặt, nếu giặt không đúng cách vải len có thể bị co rút.
Giá thành khá cao vì là chất len tự nhiên, đồng thời có quy trình sản xuất phức tạp.
Kháng nước kém, ưu điểm thấm hút tốt lại trở thành nhược điểm khiến việc hong khô quần áo tốn khá nhiều thời gian.
Dễ xù lông nếu bạn không biết cách bảo quản hoặc thường xuyên giặt máy.
Len rất dễ rách, hầu như các sản phẩm len hiện nay là đan vào nhau nên khi rách hay tuột một đầu dễ khiến các sợi khác bị bung theo.
4.3. Các mẹo bảo quản vải len đúng cách được bền đẹp như mới
Cách bảo quản vải len sẽ không quá khó nếu bạn kiên nhẫn dành một ít thời gian chăm sóc, các sản phẩm từ len sẽ mặc rất bền và giữ ấm khá tốt trong thời gian dài sử dụng. Sau đây là một số mẹo bảo quản vải len đúng cách giúp quần áo luôn như mới:
Hạn chế sử dụng nước nóng khi giặt đồ len, vì nhiệt độ cao có thể làm co rút, ảnh hưởng đến form dáng, kích thước và đặc tính của sản phẩm. Nên dùng nước lạnh hoặc nước ấm để giữ cho len ở trạng thái tốt nhất.
Ưu tiên giặt tay thay vì giặt máy để sản phẩm được bền màu, không bị xù vải và bớt tình trạng chảy xệ, mất form.
Vải len thường sẽ không nhăn nên bạn có thể hạn chế là ủi. Tuy nhiên, nếu thật sự cần thiết thì bạn có thể là với nhiệt độ không quá 150 độ C.
Không nên ngâm vải len trong nước nóng hoặc chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó hãy sử dụng giấm ăn để giặt vừa giúp làm sạch vừa làm khử mùi sản phẩm.
Với những ưu điểm nổi bật cùng tính ứng dụng cao cũng như là một loại chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và dễ dàng tái chế, các loại vải len ngày càng thông dụng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng để sử dụng sản phẩm bền lâu, bạn nên tìm hiểu kỹ các phương pháp bảo quản đồ len đúng cách để kéo dài tuổi thọ của chúng.
Trên là những thông tin về vải len mà HẾN muốn giới thiệu đến bạn. Nếu bạn cảm thấy ấn tượng và yêu thích các sản phẩm làm từ sợi len, hãy ghé HẾN để sắm ngay những chiếc áo len chất lượng, bền đẹp với đa dạng kiểu dáng và màu sắc để chuẩn bị cho một mùa Đông sắp tới nhé.
(Nguồn: Internet)
HỆ THỐNG THỜI TRANG HẾN STORE
109 Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận, TP HCM | 02866.590.315
26A Quang Trung, TP Nha Trang, Khánh Hòa | 02586.523.315
116 - 118 Lý Thường Kiệt, P Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Daklak | 0262.655.3315
163 Hai Bà Trưng, P.6, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng | 036.897.3315